Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thu Huyền
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
11 tháng 4 2020 lúc 8:49

* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

  Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

  + Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

  + Thời gian: hoàng hôn

=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn

=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.

-  Biện pháp tu từ nhân hóa:

  + Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa”  gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

  + Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».

- “Lại”:

  + Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

  + Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.

-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

  + Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.

  + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cô Nguyễn Vân
11 tháng 4 2020 lúc 8:50

Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.

- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.

+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.

+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.

b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.

- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.

- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phí Nam Phong
Xem chi tiết
Hồ Thị Thảo Oanh
Xem chi tiết
nguyên
Xem chi tiết
Hảo Tanker Nguyễn
Xem chi tiết
Phong Thần
21 tháng 6 2021 lúc 20:42

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

Bình luận (1)
việt lê
Xem chi tiết
Đào Phương Anh
Xem chi tiết
MinMin
6 tháng 10 2021 lúc 7:36

Tham khảo:

Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt có viết những câu thơ về suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà mình như sau:

"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!"

Câu thơ mở đầu bằng từ láy lận đận gợi ra những vất vả lo toan ở độ tuổi đã xế chiều như người bà trong bài thơ. Kết hợp với đó là hình ảnh ẩn dụ "nắng mưa" là tượng trưng cho những giông bão, khó khăn cuộc đời. Tác giả viết câu thơ gợi ra bao nhiêu thương cảm về bà trong lòng bạn đọc. Phải chăng bà vất vả vì con cháu, bà vất vả vì bà là điểm tựa tinh thần cho con cháu những ngày chiến tranh? "Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ/ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm" là câu thơ nói lên thói quen nhóm bếp lửa của bà mỗi sáng sớm đã được chục năm ròng rã rồi. Và hình ảnh bà và bếp lửa đã trở thành ký ức đẹp trong lòng người cháu dù đã lớn lên và trưởng thành. Từ "nhóm" trong bài được lặp lại nhiều lần và được sử dụng với cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. "Nhóm" nghĩa gốc là hành động làm ngọn lửa cháy to lên để đun nấu, làm chín thức ăn...."Nhóm" nghĩa chuyển là hành động nhen nhóm, nuôi dưỡng những tình cảm, những kỷ niệm đẹp trong người cháu ở những ngày tháng bên bà và bếp lửa ngày xưa. Bếp lửa của bà không lúc nào là thiếu đi hơi ấm "ấp iu nồng đượm", (câu phủ định) lúc nào cũng đỏ lửa và ngập tràn tình yêu thương mà bà dành cho cháu. Bếp lửa ấy chính là điểm tựa trong ký ức, là tình yêu thương bà dành cho cháu những năm chiến tranh bố mẹ ko có ở bên. Không những vậy, bếp lửa của bà còn nhóm lên niềm yêu thương của những bữa khoai sắn ngọt bùi hay nồi xôi gạo ấm áp tình thương san sẻ. Và quan trọng nhất, bếp lửa của bà còn nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Nhớ về bà và nhớ về bếp lửa, tác giả trào dâng những kỷ niệm ngày xưa, những kỷ niệm khó khăn nhưng ấm áp khi được ở bên bà và bếp lửa. Để rồi, cuối cùng tác giả phải thốt lên "Ôi (thành phần cảm thán) kỳ lạ và thiêng liêng- bếp lửa!". Bếp lửa trong tác giả chứa đựng sự ấm áp và thiêng liêng đến kỳ lạ. Nó là nơi gắn liền với những kỷ niệm bên bà, những tình yêu thương mà bà dành cho cháu. Tóm lại, đoạn thơ là những suy ngẫm về cuộc đời bà của tác giả cũng như tình cảm của cháu dành cho những ký ức bên bà và bếp lửa năm xưa.

Bình luận (0)
Đào Ngọc Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Vanh
27 tháng 8 2023 lúc 14:49

8 ngày rồi cần nữa ko

Bình luận (0)
Vũ Quang Minh
27 tháng 8 2023 lúc 21:27

bình dương vô tận 

Bình luận (0)
Đào Ngọc Lâm
27 tháng 8 2023 lúc 21:48

ko bạn ạ

 

Bình luận (0)
Hoàng Hà Vy
Xem chi tiết